Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 14
Tháng 01 : 86
Năm 2025 : 86
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CHỦ ĐỀ THÁNG 9: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC HS THCS

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC HS THCS

 

1.Khái niệm

a.Kỷ luật: Là những quy tắc, quy định, luật lệ mà con người phải thực hiện, chấp hành và tuân theo.

b.Kỷ luật tích cực: Là động viên, khuyến khích, hỗ trợ, nuôi dưỡng lòng ham học dẫn đến ý thức kỷ luật một cách tự giác, tự nhận hình thức kỷ luật, cam kết không tái phạm nâng cao năng lực và lòng tin của học sinh vào giáo viên.

2. Một số biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực HS

a. Nâng cao nhận thức cho học sinh về tâm lý lứa tuổi, kỹ năng sống

Trang bị kiến thức cho các em học sinh trong lớp học bằng việc tập huấn bồi dưỡng thông qua chương trình ngọai khóa, các giờ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp... về những biến đổi tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh THCS, các kĩ năng sống cơ bản để các em có kiến thức tự khám phá và biết bảo vệ bản thân trước các tác động tiêu cực từ xã hội.

b Xây dựng nội quy lớp học, các tiêu chí thi đua, nề nếp tự quản

Thiết lập nội quy, nề nếp trong gia đình và lớp học là một phương pháp quan trọng để duy trì trật tự, nề nếp trong gia đình, lớp học và ngoài xã hội. Khi thiết lập nội quy, cả giáo viên chủ nhiệm và tập thể học sinh được cùng tham gia đều cảm thấy mình thoải mái và hài lòng vì mình đã góp phần đưa ra các quyết định đó. Vì thế, xác suất làm theo các quyết định đó cao hơn nhiều so với bị áp đặt.

c. Xây dựng hòm thư góp ý

Xây dựng hộp thư góp ý phải được thực hiện thường xuyên để cho học sinh trong lớp tham gia đóng góp ý kiến cho các thành viên khi thực hiện nhiệm vụ học tập của mình duy trì đều đặn.

d. Phối hợp với giáo viên bộ môn, với phụ huynh học sinh.

Đối với giáo viên bộ môn đang giảng dạy ở lớp, GVCN phải trao đổi thường xuyên để có giải pháp thích hợp, nhẹ nhàng, giao nhiệm vụ vừa sức, giúp đỡ động viên các em trong học tập, biết khen sự tiến bộ của của học sinh. Đồng thời trao đổi với phụ huynh học sinh để nắm bắt được tình hình học tập của con em mình.

e. Tư vấn tâm lý và pháp luật cho học sinh

Thay vì trách phạt học sinh vi phạm, tôi thường xuyên tư vấn tâm lý cho các em "chia sẻ” những vướng mắc của học sinh những vấn đề xảy ra trong cuộc sống cũng như học tập.

f.Giáo dục đạo đức học sinh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, giờ sinh hoạt lớp:

Ở tuổi THCS học sinh có những chuyển biến lớn về mặt tâm lý, về thể chất. Lứa tuổi này các em năng động nhưng bồng bột nếu như chúng ta không có các biện pháp quản lý thích hợp nếu lơ là đôi chút là các em dễ bị lôi kéo, dễ bị hư hỏng việc vi phạm đạo đức của học sinh là khách quan do tâm lý chuyển đổi của lứa tuổi. Nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, bồi dưỡng kỹ năng sống cho các em


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip