Chuyên đề Bạo lực học đường
Chuyên đề Bạo lục học đường
Trường THCS Chỉ Đạo
CHUYÊN ĐỀ
PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
GV báo cáo: Cao Thị Bích Lý
Lê Thị Hải
Người dự: Toàn thể CBGV Trường THCS Chỉ Đạo
Ngày báo cáo: 09/ 05/ 2022
Địa điểm: Phòng Hội đồng
I. MỤC TIÊU
- Tuyên truyền về kiến thức bạo lực học đường.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể giáo viên học sinh, phụ huynh, ... trong việc phòng chống bạo lực học đường.
- Góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra tại các trường học.
- Bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu bạo lực học đường.
II. NỘI DUNG
1.Thực trạng
Tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng và trở thành điều đáng lo ngại trong giai đoạn hiện nay. Theo số liệu thống kê của Bộ công an có hơn 2.000 vụ bạo lực học đường, trong đó có hơn 53% số vụ bạo lực xảy ra trong môi trường học.
Thực tế cho thấy bạo lực học đường hiện nay đang:
|+ Gia tăng về số lượng
+ Phức tạp hơn về tính chất, mức độ
+ Để lại hậu quả nghiêm trọng
+ Lan truyền nhanh trên mạng xã hội
+ Gắn liền với bất ổn của sức khỏe tâm thần
2. Bạo lực học đường: định nghĩa, phân loại, nguyên nhân
2.1. Định nghĩa: BLHĐ là những thái độ, hành vi lệch chuẩn, gây tổn thương về thể chất hoặc tinh thầncho đối tượng, diễn ra trong phạm vi trường học.
2.2. Phân loại: Bạo lực học đường có nhiều loại:
+Bạo lực thể chất
+Bạo lực tinh thần
+Bạo lực kinh tế
+Bạo lực tình dục
2.3. Nguyên nhân
* Nguyên nhân chung
-Tác động của môi trường văn hóa, xã hội
-Thiếu kỹ năng, giá trị sống lệch lạc
- Pháp luật, kỷ luật thiếu nghiêm minh
- Vấn đề về sức khỏe tâm thần và đặc điểm tâm, sinh lý
- Thiếu điều hòa hoạt động
- Dinh dưỡng thiếu khoa học
- Môi trường giáo dục chưa thật hạnh phúc
* Nguyên nhân từ phía giáo viên
-Áp lực nghề nghiệp quá lớn
-Triết lý: yêu cho roi cho vọt
-Sức khỏe tâm thần có vấn đề
-Không làm chủ được cảm xúc
-Bế tắc về phương pháp
3. Phòng ngừa bạo lực học đường trong giai đoạn hiện nay
3.1. Quản lý bạo lực học đường
+ Lấy phòng là chính; tập trung vào các yếu tố chủ quan.
+ Xây dựng và phát triển địa văn hóa tích cực: Quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường
+ Chú trọng nghiệp vụ chủ nhiệm lớp và quản lý học sinh có nguy cơ cao
+ Phát huy vai trò của tham vấn học đường
+ Chú trọng giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh
+ Tăng cường kết nối, hỗ trợ cha mẹ giáo dục, quản lý học sinh.
+ Tổ chức mô hình phòng ngừa bạo lực học đường theo mô hình Song hành ba cấp độ.
|
|
|
|
|
|
+ Xây dựng trường học hạnh phúc
3.2. Chiến lược phòng ngừa
+ Xây dựng địa văn hóa tích cực
+ Chú trọng nghiệp vụ chủ nhiệm lớp và quản lý học sinh
+ Nâng cao hiệu quả tham vấn học đường
+ Giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống
+ Thúc đẩy sự phối hợp và tăng cường vai trò của cha/mẹ
+ Phòng ngừa theo mô hình 3 cấp độ
+ Xây dựng trường học hạnh phúc
- Bạo lực học đường là một hiện tượng giáo dục, sẽ mãi tồn tại! Phòng ngừa tốt sẽ giảm thiểu bạo lực, nâng cao chất lượng giáo dục và đàotạo.
III. KẾT LUẬN CHUNG
- Thực trạng bạo lực học đường báo động
- Là thái độ, hành vi lệch chuẩn, ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần
- Là hệ quả tác động đa biến. Chú trọng nguyên nhân chủ quan
- Giáo dục kỹ năng, xây dựng trường học hạnh phúc là trung tâm
Nhìn chung, bạo lực học đường là một vấn nạn vô cùng đau đầu đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hơn hết, cần phải có những biện pháp ngăn chặn và khắc phục kịp thời là trách nhiệm của mỗi công dân trong cộng đồng và xã hội này. Đặc biệt sự chung tay của các thầy cô là một giải pháp rất quan trọng góp phần hạn chế tình trạng bạo lực học đường, để cùng xây dựng một môi trường học tập lành mạnh, an toàn, hướng đến xây dựng một NGÔI TRƯỜNG HẠNH PHÚC. Hi vọng chuyên đề sẽ là nguồn tư liệu hữu ích cho các GV. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Chỉ Đạo, ngày 28 tháng 04 năm 2022
DUYỆT CỦA BGH
|
| NGƯỜI BÁO CÁO
Cao Thị Bích Lý
Lê Thị Hải
|